NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÀ GỒ MÁI

CÔNG TY XÂY DỰNG QUANG PHÚC KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ TIÊU CHUẨN: 3.300.000 - 3.500.000 Đ/M2 .ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG TRỌN GÓI: 5.300.000 - 6.500.000 Đ/M2 . ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG PHẦN HOÀN THIỆN: 2.100.000 - 3.000.000 Đ/M2

Tin tức

Ngày đăng: 16/06/2023 03:01 PM

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÀ GỒ MÁI NHÀ

    Xà gồ mái nhà là gì? Xà gồ có ưu điểm gì và được ứng dụng như thế nào trong xây dựng? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc và quan tâm. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu xà gồ là gì cũng như những yếu tố liên quan đến quy trình sản xuất, lắp đặt xà gồ trong bài viết này nhé.

     

    Định nghĩa xà gồ mái nhà là gì?

    Xà gồ là một thuật ngữ quen thuộc và phổ biến, nhưng với những người không thuộc ngành xây dựng mà chỉ nêu tên thì khó có thể hiểu được xà gồ là gì. Thực chất, xà gồ là một thành phần có cấu trúc ngang của mái nhà với vai trò chịu tải toàn bộ tầng mái, vật liệu phủ như tôn, ngói…và được hỗ trợ bởi các vì kèo gốc, các bức tường xây hoặc dầm thép.

    Các ngôi nhà mái bằng ở đô thị ít sử dụng xà gồ, tuy nhiên nếu là nhà mái tôn hoặc mái ngói thì bắt buộc phải có xà gồ, bởi nếu không có nó ta sẽ không thể lợp bất kỳ vật liệu gì lên mái.

    Có những loại xà gồ lợp mái nhà nào?

    Xà gồ có thể được phân loại theo hai cách là thành phần cấu tạo và hình dạng của chúng.

    Xà gồ gỗ

    Khi nền công nghiệp xây dựng chưa phát triển, xà gồ gỗ có thể được coi là lựa chọn số một và được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, do một số nhược điểm như dễ mối một, độ bền không cao, dễ bắt cháy…nên dần dần xà gồ gỗ được thay thế dần bởi xà gồ thép.

    Hiện nay, xà gồ gỗ chỉ còn được sử dụng nhiều trong các ngôi nhà cấp 4 ở các vùng nông thôn hoặc những ngôi nhà muốn xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ. Xà gồ thép có ứng dụng rộng rãi và linh hoạt hơn, do đó các ý sau của bài viết này xin được bàn về xà gồ thép.

    Xà gồ thép

    Xà gồ thép được sử dụng rộng rãi trong các mái nhà khung thép, nhà thép tiền chế hoặc được sử dụng làm khung cho nhà xưởng, làm đòn thép, các công trình dân dụng kèo thép cho nhà kho. Xà gồ thép khá đa dạng về hình dạng, được sản xuất với các chiều dài cùng kích thước và vị trí các lỗ đột theo yêu cầu của khách hàng; làm từ nguyên liệu cán nguội, cán nóng hoặc mạ kẽm nhúng nóng.

    Xà gồ thép có thể thay thế trực tiếp cho xà gồ gỗ với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.

    Ưu điểm và phân loại xà gồ thép

    Ưu điểm xà gồ thép

    Trong khi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Xà gồ là gì?”, hẳn rất nhiều người cũng quan tâm đến ưu điểm của nó. Vậy xà gồ thép có những đặc điểm nào khiến chúng được sử dụng rộng rãi như vậy?

    Xà gồ thép có độ bền cao, độ cứng tốt, không lo bị mục hoặc mối mọt như xà gồ gỗ.

    Ổn định về mặt chất lượng; không bị xoắn khi thi công; không bị cong, võng sau nhiều năm sử dụng

    Trọng lượng nhẹ, kết cấu gọn gàng phù hợp với những thiết kế nhà cao tầng.

    Không lo bị cháy, ít chịu tác động của yếu tố thời tiết hay môi trường.

    Xà gồ thép có nhiều hình dạng, kích thước do đó tính linh hoạt cao, có thể gia công theo yêu cầu của khách hàng.

    Giúp tăng cường thẩm mỹ cho những thiết kế phong cách hiện đại

    Chi phí tương đối rẻ, tiết kiệm. Trước đây, để sử dụng xà gồ gỗ trong một thời gian dài, người ta sẽ phải chọn các loại gỗ tốt để tránh cong vênh, mối mọt đồng nghĩa với việc chi phí tăng cao. Vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết nếu sử dụng xà gồ thép.

    Xà gồ thép làm giảm số lượng xà gồ gỗ, do đó hạn chế được tình trạng khai thác và phá rừng bừa bãi, góp phần bảo vệ môi trường.

     

    Phân loại xà gồ thép

    Xà gồ thép được phân loại theo hình dạng. Có 3 loại kiểu dáng xà gồ thép được sử dụng phổ biến hiện nay như sau:

    Xà gồ thép C

    Xà gồ thép C  hay gọi ngắn gọn là xà gồ C là những thanh thép chữ C nằm ngang được sử dụng để chịu tải trọng từ sàn mái hoặc vỏ bọc. Bề mặt phẳng của thanh xà gồ này ở một bên đã làm cho nó trở thành vật liệu được ưa chuộng để ốp do dễ dàng lắp đặt trên kết cấu bê tông hoặc thép. Loại này có trọng lượng nhẹ và hoàn hảo để thi công các nhịp đơn giản.

    Xà gồ C thường được sử dụng trong các công trình xây dựng có quy mô lớn như nhà thi đấu, bệnh viện, nhà kho, xưởng…với bước cột nhỏ hơn 6m.

     

    Quy cách thường gặp với xà gồ thép C:

    C200x50x20x1.8: Xà gồ C có chiều cao 200mm, chiều rộng cánh 50mm, râu dài 20mm và chiều dày 1.8mm

    C150x50x20x1.5: Xà gồ C có chiều cao 150mm, chiều rộng cánh 50mm, râu dài 20mm và chiều dày 1.5mm

    Xà gồ thép Z

    Là loại xà gồ có mặt cắt hình chữ Z, (có nhiều ưu điểm giống xà gồ C như: nhẹ, dễ gia công, vận chuyển, chịu lực tốt, độ bền cao, có nhiều kích thước phù hợp với nhiều công trình). Tuy nhiên xà gồ Z có khả năng chịu lực lớn hơn xà gồ C, do hình dạng xà gồ Z cho phép chồng lên nhau tại các điểm khớp nối.

    Xà gồ Z có thể đột lỗ ở 2 đầu hay cạnh sườn giúp liên kết xà gồ bằng bulong một cách dễ dàng, có thể sử dụng ở các công trình có bước cột lớn hơn 6m.

     

    Quy cách thường gặp đối với xà gồ Z:

    Z200x72x78x2.0: Xà gồ Z có chiều cao 200mm, hai cánh rộng lần lượt là 72mm và 78mm, chiều dày 2.0mm

    Z200x62x68x1.8: Xà gồ Z có chiều cao 200mm, hai cánh rộng lần lượt là 62mm và 68mm, chiều dày 1.8mm

    Xà gồ chữ U

    Tương tự như hai loại trên, xà gồ chữ U có  hình dáng giống chữ U. Ưu điểm của xà gồ chữ U là nhẹ và bền và dễ dàng đục lỗ gia công theo quy cách khác nhau của công trình. Xà gồ chữ U được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình cần phải lợp mái tôn, mái kết cấu thép.

    Xà gồ thép hộp

     

    Xà gồ thép hộp cũng được sử dụng phổ biến, tại các dự án nhỏ hơn như nhà dân dụng. Hoặc các hạng mục phụ trợ như sàn hoặc hiên có mái che. Sử dụng xà gồ thép hộp thì dễ dàng và tiện dụng hơn vì thép hộp có sẵn và được bán rất nhiều ngoài thị trường. Vì thanh rỗng nên các đầu mũ được hàn vào 2 đầu của xà gồ. Để giữ hơi ẩm bên trong và chống ăn mòn kim loại. 

    Sử dụng xà gồ thép hộp giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí. Mà vẫn mang lại tính thẩm mỹ tương tự như xà gồ gỗ.

    Quy trình và tiêu chuẩn sản xuất xà gồ thép

    Quy trình sản xuất

    Xà gồ thép được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ cao và khép kín. Các bước theo trình tự như sau:

    Bước 1: Kiểm tra các thông số và chi tiết trên bản vẽ kỹ thuật xà gồ thép.

    Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu đạt chuẩn.

    Bước 3: Đưa thép vào cuộn.

    Bước 4: Tiến hành kiểm tra và điều chỉnh gale, cối đục lỗ.

    Bước 5: Cài đặt các thông số kỹ thuật trên bản vẽ vào máy sản xuất.

    Bước 6: Test sản phẩm thu được.

    Bước 7: Sản xuất đồng bộ theo đơn hàng.

    Bước 8: Kiểm tra lại chất lượng thành phẩm.

    Bước 9: Đóng gói và dán tem chứng nhận.

    Bước 10: Giao hàng đến đơn vị đặt mua

    Tiêu chuẩn sản xuất xà gồ thép hiện nay

    Có 2 tiêu chuẩn cần phải đáp ứng khi sản xuất xà gồ thép hiện nay, bao gồm:

    Tiêu chuẩn về nguyên liệu G3302/BS 1397/SGH450. Đây là tiêu chuẩn được thiết lập bởi  Ủy ban Tiêu Chuẩn Công Nghiệp Nhật Bản và được hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản xuất bản.

    Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015. Là tiêu chuẩn mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001. Cho thấy sản phẩm xà gồ thép đã đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và thương mại.

    Các bước lắp xà gồ mái nhà

    Nếu đã hiểu được xà gồ là gì, bạn đọc cũng nên tìm hiểu các bước lắp dựng xà gồ mái. Để ứng dụng hoặc theo dõi quá trình thi công công trình nhà mình. Có 4 bước để lắp dựng xà gồ mái như sau: 

    Bước 1: Đo thước dây từ đầu đến cuối dọc theo các vì kèo của mái nhà. Để xác định số lượng xà gồ sẽ cần để lắp đặt. Đo chiều rộng và chiều cao của mái nhà và ghi lại các số đo.

    Bước 2: Chấm một đường phấn theo chiều ngang qua mái từ trên xuống dưới. Đặt thanh đầu tiên ở phần mái xuống theo đường phấn bắt đầu ở hai góc. Chốt xà gồ bằng đinh vào từng vì kèo dọc. Nhét hai chiếc đinh cách đều nhau vào vì kèo.

    Bước 3: Đặt xà gồ thứ hai theo chiều ngang ngay cạnh xà gồ thứ nhất và lắp theo cách tương tự. Tiếp tục xuống hàng cho đến khi hết hàng đầu tiên.

    Bước 4: Di chuyển hai chân xuống mái và kẻ một đường phấn ngang. Lắp hàng xà gồ thứ hai giống như hàng đầu tiên, cắt đoạn cuối cho vừa. Chấm đường phấn thứ ba xuống hai chân nữa và tiếp tục đi xuống phần mái. Cho đến khi nó được phủ hết xà gồ. Kiểm tra lại để chắc chắn rằng tất cả đã có đinh cố định. Và tất cả các thanh xà gồ đã được gắn chặt vào xà nhà.

    Lưu ý điều gì khi thi công và thiết kế xà gồ mái nhà?

    Khi thiết kế xà gồ cần chú ý đến trọng lượng mái: Nếu tấm lợp nặng thì sử dụng nhiều xà gồ hơn. Tấm lợp nhẹ thì dùng ít hơn để tiết kiệm chi phí

    Xà gồ được cân đối tỷ lệ là 1/32 giữa chiều dài so với độ sâu. Ốp ván gỗ và tấm kim loại sử dụng cho tường và mái cần có sự phù hợp tương ứng với chiều dài và tải trọng của các xà gồ mái.

    Khoảng cách lý tưởng giữa các xà gồ tường và xà gồ mái rơi vào khoảng 4-6 fit (tương đương khoảng 1,2-1,8m). Lý do là bởi tấm lợp mái nhà sẽ được dùng để làm màn chắn cho gió lốc, mưa bão hoặc động đất. Phần thanh treo ngược có vai trò truyền trọng lực từ xà gồ sang bộ phận hỗ trợ để giảm áp lực cho mái. 

    Để tăng độ cứng ngang và  vững chắc thì đòn đỉnh mái. Cần được gắn chặt với nhau ở các điểm khác dọc theo chiều dài của chúng .

    Việc lựa chọn loại xà gồ cần phải xem xét yêu cầu của từng loại công trình để sử dụng cho hợp lý.

    Như vậy, trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “xà gồ là gì”. Cũng như các thông tin cơ bản xung quanh xà gồ. Qua đây hi vọng bạn đọc nắm được vai trò quan trọng của xà gồ. Cũng như cách ứng dụng, lắp đặt xà gồ sao cho hợp lý và tiết kiệm chi phí nhất.

     

    Zalo
    038 868 7777